CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
Bài này Vinh Aqua viết cho các bạn mới tập chơi, đang tìm hiểu để tự chơi thủy sinh.

Thường các bạn mới thường có nhiều thắc mắc về đá thủy sinh, xin tổng hợp lại và liệt kê ra để các bạn có thể hiểu rõ hơn.

Đá nào chơi hồ thủy sinh được?

Phần lớn các loại đá đều có thể chơi hồ thủy sinh được, các loại đá phổ biến thường được người chơi ưa chuộng trong hồ thủy sinh thì bạn có thể tham khảo ngay trên website của Vinh Aqua, qua bài viết ở phía dưới. Tương ứng với mỗi loại đá, Vinh Aqua có chia sẻ thêm nhiều bố cục người chơi dùng đá đó cho các bạn dễ tham khảo.

Bố cục thủy sinh núi đá cực kỳ ấn tượng tại cuộc thi IIAC 2016
Bố cục thủy sinh núi đá cực kỳ ấn tượng tại cuộc thi IIAC 2016

Đá nào chơi thủy sinh đẹp?

Câu hỏi này nhiều bạn hay hỏi shop. Mỗi  loại đá có một vẻ đẹp riêng biệt, vẻ đẹp đó khác nhau và tùy vào cảm nhận của bạn mà chọn loại đá phù hợp. Theo tôi thì đá nào cũng đẹp, và việc chọn loại đá thì bạn nên tự quyết định.

Làm sao lựa được bố cục đá vừa ý?

Rất nhiều bố cục hồ thủy sinh chơi toàn đá, không có lũa, và họ xếp rất đẹp, bạn hoàn toàn có thể tự làm được như vậy nếu bạn hiểu và làm được những điều tôi liệt kê sau đây:
  • Không có sẵn mọi kích cỡ đá phù hợp cho bố cục của bạn. Đằng sau những bố cục đá đẹp, những người chơi sẵn sàng cầm búa, cầm máy khoan để đập, khoan để phá vỡ những cục đá to thành những cục nhỏ hơn, và sau đó sắp xếp chúng để cho ra bố cục. Do đó, nếu cục nào quá to thì hãy mạnh dạn đập nó ra thành những mảnh nhỏ hơn.
Bể thủy sinh dùng nhiều đá tại cuộc thi thủy sinh Indonesia 2016
Bể thủy sinh dùng nhiều đá tại cuộc thi thủy sinh Indonesia 2016
  • Để có một bố cục đá vừa ý, trước khi làm, bạn nên dành thời gian tham khảo các bố cục núi đá mà các người chơi thủy sinh đã làm hoàn chỉnh, không ở đâu xa, ngay trên website của Vinh Aqua đã có hàng nghìn mẫu cho bạn tham khảo, hãy tham khảo và chiêm nghiệm càng nhiều càng tốt, quan sát các tư thế đá, xếp thế nào cho có chiều sâu, tự nhiên nhất.
  • Tham khảo các bố cục núi đá xong rồi, hãy tiếp tục dành thời gian tham khảo những video về bố cục núi đá hồ thủy sinh, bạn sẽ thấy cách họ xếp đá như thế nào, hoàn toàn không khó. 
  • Quan sát thiên nhiên. Với những người chơi thủy sinh lâu năm, bạn sẽ thấy khi có dịp đi đâu đó du lịch, khám phá thiên nhiên, họ sẽ chụp nhiều ảnh về núi đá, những khu rừng, những con suối, đó là những chất liệu quý giá giúp họ mô phỏng lại thành những hồ thủy sinh vô cùng tự nhiên.
  • Cuối cùng, để lựa được bố cục đá vừa ý, thì cần thời gian và sự nhẫn nại của bạn. Thú chơi thủy sinh này rèn luyện tính kiên nhẫn, bền bỉ. Hãy sắp đi sắp lại nhiều lần để có bộ đá vừa ý.
Hãy kiên nhẫn để có một bố cục đá thủy sinh vừa ý
Hãy kiên nhẫn để có một bố cục đá thủy sinh vừa ý
Với các bạn mới, nên tìm những bố cục đá đơn giản để bắt đầu tập chơi hơn là nhảy ngay vào những bố cục đá phức tạp, công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức như các bố cục ở các cuộc thi thủy sinh thế giới, rất dễ nản.

Những nguyên tắc cần biết khi làm bố cục núi đá hồ thủy sinh?
  • Bạn không nên dùng 2 hay nhiều loại đá khác nhau trong một bố cục hồ thủy sinh. Hãy dùng duy nhất một loại và đồng nhất. Hãy tham khảo những bố cục núi đá, bạn sẽ thấy điều này là đúng.
  • Nên tận dụng những viên đá nhỏ để làm tăng tính tự nhiên của bố cục. Những viên đá này có thể lấy từ việc đập đá của bạn ban đầu.
Tận dụng những viên đá nhỏ tạo chi tiết cho hồ thủy sinh
Tận dụng những viên đá nhỏ tạo chi tiết tự nhiên cho hồ thủy sinh

Rêu hại bám trên đá, làm sao trị chúng?

Thường khi chơi hồ thủy sinh bố cục đá, sau một thời gian, không ít thì nhiều, ắt hẳn sẽ thấy có rêu nâu, rêu xanh bám lên đá. Đối với các bạn chơi đã có nhiều kinh nghiệm, đây là điều bình thường, còn với các bạn mới, chắc chắn sẽ có một chút lo lắng, tôi biết rõ điều này vì rất nhiều bạn hỏi tôi làm sao trị chúng.

Sau đây là các cách:
  • Nuôi những sinh vật giúp bạn vệ sinh hồ một cách hiệu quả, đó là ốc Nerita hay các loại cá như Otto, bút chì nhỏ. Tùy theo kích cỡ hồ mà thả số con phù hợp. Hiệu quả lắm đấy.
  • Dùng các dung dịch diệt rêu của các hãng thủy sinh. Cũng hiệu quả, nhưng tôi ít dùng.
  • Dù cho có nuôi các sinh vật vệ sinh hồ hay có dung dịch như tôi nói ở trên, cái quan trọng nhất là bạn nên dành một ít thời gian quan sát, chăm sóc, vệ sinh hồ. Trước khi thay nước thì lau kính, cạo rêu bám trên kính, lúc thay nước thì hút cặn bẩn ra, cắt tỉa cây...sẽ góp phần đáng kể làm sạch hồ thủy sinh của bạn.
Hy vọng bài viết có ích cho các bạn mới. Mời bạn theo dõi Facebook Fan Page của Vinh Aqua để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới.


Có thể bạn quan tâm:
Các loại đá thủy sinh đang có tại Vinh AquaCác loại đá thủy sinh đang có tại Vinh Aqua

XEM THÊM

NHẬN XÉT